7.2 | Óc phán đoán và óc thẩm mỹ – Nguyễn Hiến Lê

SGK

Chính Xanh-tơ Bơ-vơ cũng đã nói: “Tôi biết nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ, vì óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất, thuộc về bản năng nhất trong cái chỗ tế nhị mơ hồ nhất của các giác quan của ta”.
Đọc tiếp “7.2 | Óc phán đoán và óc thẩm mỹ – Nguyễn Hiến Lê”

7.2 | Lòng nhân đạo – Lâm Ngữ Đường

SGK

Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?

Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…  Đọc tiếp “7.2 | Lòng nhân đạo – Lâm Ngữ Đường”

7.2 | Lòng khiêm tốn – Lâm Ngữ Đường

(SGK)

Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

Điểm quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.  Đọc tiếp “7.2 | Lòng khiêm tốn – Lâm Ngữ Đường”

7.2 | Việt Hán văn khảo (1938) – Phan Kế Bính

(SGK)

Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương…

Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm…

(trích) Đọc tiếp “7.2 | Việt Hán văn khảo (1938) – Phan Kế Bính”

7.2 | Ý nghĩa văn chương (1936) – Hoài Thanh

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]
Đọc tiếp “7.2 | Ý nghĩa văn chương (1936) – Hoài Thanh”

7.2 | Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc – Phạm Văn Đồng

(SGK)

  Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Đọc tiếp “7.2 | Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc – Phạm Văn Đồng”

7.2 | Đức tính giản dị của Bác Hồ (1970) – Phạm Văn Đồng

(Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại)

Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại

Thưa Đoàn Chủ tịch,
Thưa các đồng chí và các bạn,
Hôm nay chúng ta hội họp trọng thể và thân mật ở đây để kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại. Đọc tiếp “7.2 | Đức tính giản dị của Bác Hồ (1970) – Phạm Văn Đồng”

7.2 | Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách – Nguyễn Đăng Mạnh

(SGK)

Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy, trong nhà thơ Hồ Chí Minh, có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp ký sự, phóng sự và nghệ thuật mỉa mai, châm biếm.

Ở loại bài thứ hai, ta thấy ở nhà thơ cách mạng, sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc từ Lý Bạch, Đỗ Phủ… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…

(trích) Đọc tiếp “7.2 | Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách – Nguyễn Đăng Mạnh”

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia