Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia

7.2 | Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú

SGK

Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” đã khẳng định mạnh mẽ vai trò đó của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.  Đọc tiếp “7.2 | Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú”

7.2 | Tham ăn

SGK

Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy anh ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:
– Chẳng hay ông người ở đâu ta?

Anh chàng đáp:
– Đây

Rồi cắm cúi ăn. Đọc tiếp “7.2 | Tham ăn”

7.2 | Mất rồi

SGK

Một người có việc đi xa, dặn con:
– Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo:
– Có ai hỏi thì cứ đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.  Đọc tiếp “7.2 | Mất rồi”

7.2 | Tục ngữ về con người và xã hội

1. Một mặt người bằng mười mặt của.

2. Cái răng, cái tóc là góc con người.

3. Đói cho sạch, rách cho thơm.

4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.  Đọc tiếp “7.2 | Tục ngữ về con người và xã hội”

7.2 | Hai biển hồ

SGK

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Đọc tiếp “7.2 | Hai biển hồ”

7.2 | Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội – Băng Sơn

SGK

Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.

Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng xách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.  Đọc tiếp “7.2 | Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội – Băng Sơn”

7.2 | Chống nạn thất học (1945) – Hồ Chí Minh

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng. Đọc tiếp “7.2 | Chống nạn thất học (1945) – Hồ Chí Minh”

7.2 | Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

  1. 

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

2. 

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. Đọc tiếp “7.2 | Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”