Design a site like this with WordPress.com
Tham gia

6.1 | Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng (1442) – Hồ Nguyên Trừng

Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương.

Ngài thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh. Bệnh nhân đến chữa tới khi khoẻ mạnh rồi đi. Cứ như vậy, trên giường không lúc nào vắng người.  Đọc tiếp “6.1 | Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng (1442) – Hồ Nguyên Trừng”

6.1 | Mẹ hiền dạy con

Thầy Mạnh Tử, thuở nhỏ, nhà ở gần nghĩa địa, thấy người đào, chôn, lăn, khóc, về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. Bà mẹ thấy thế, nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”. Rồi, dọn nhà ra gần chợ.

Thầy Mạnh tử ở gần chợ, thấy người buôn bán điên đảo, về nhà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. Bà mẹ thấy thế, lại nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Bèn dọn nhà đến ở cạnh trường học.  Đọc tiếp “6.1 | Mẹ hiền dạy con”

6.1 | Rất nhiều ánh lửa (1976) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

SGK

  Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.

(trích)  Đọc tiếp “6.1 | Rất nhiều ánh lửa (1976) – Hoàng Phủ Ngọc Tường”

6.1 | Con hổ có nghĩa

Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi.Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúch nhích.  Đọc tiếp “6.1 | Con hổ có nghĩa”

6.1 | Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969)

SGK

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

(trích) Đọc tiếp “6.1 | Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969)”

6.1 | Lục súc tranh công

Trong cuộc sống của con người, từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn,… Các giống vật quây quần sớm tối với con người trong mọi việc, làm cho cuộc sống con người giàu có, phong lưu. Tuy vậy giữa các giống vật vẫn thường xảy ra sự suy bì, tị nạnh. Một hôm trâu gặp người than thở:  Đọc tiếp “6.1 | Lục súc tranh công”

6.1 | Không ngủ được – Hồ Chí Minh

Không ngủ được 

Nhật kí trong tù (1942 – 1943)  

  

一更二更又三更,
輾轉徘徊睡不成。
四五更時才合眼,
夢魂環繞五尖星。

Thuỵ bất trước

Nhất canh… nhị canh… hựu tam canh,
Triển chuyển, bồi hồi, thuỵ bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.

Dịch nghĩa :

Canh một… canh hai… lại canh ba,
Trằn trọc băn khoăn không ngủ được;
Canh tư, canh năm vừa chợp mắt,
Hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh.

Dịch thơ :

Một canh… Hai canh… Lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

6.1 | Lợn cưới áo mới

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to :

   – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo :

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)