Design a site like this with WordPress.com
Tham gia

7.2 | Trung thu độc lập – Thép Mới

SGK

Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(trích) Đọc tiếp “7.2 | Trung thu độc lập – Thép Mới”

7.2 | Quan Âm Thị Kính

Trích đoạn
NỖI OAN HẠI CHỒNG

Thiện Sĩ: (nói sử)

Nàng ơi, đã bao lâu soi kinh bóng quế
Ta dùi mài đợi hội long vân
Đêm nay nghe mỏi mệt tâm thần
Mượn kỉ này ta nghỉ lưng một lát. Đọc tiếp “7.2 | Quan Âm Thị Kính”

7.2 | Người con gái Việt Nam (1958) – Tố Hữu

SGK

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!

(trích) Đọc tiếp “7.2 | Người con gái Việt Nam (1958) – Tố Hữu”

7.2 | Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh

  Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Đọc tiếp “7.2 | Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh”

7.2 | Chúc thọ cụ Phan Sào Nam (1927) – Võ Liêm Sơn

SGK

Phan tiên sinh là người hào kiệt
Mười năm xưa đọc hết thánh hiền
Gặp cơn đất đổ trời nghiêng
Lòng mẫn thế ưu thiên chan chứa

(trích) Đọc tiếp “7.2 | Chúc thọ cụ Phan Sào Nam (1927) – Võ Liêm Sơn”

7.2 | Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) – Nguyễn Ái Quốc

Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương, ông Varen đã nửa chính thức hứa sẽ chǎm sóc vụ Phan Bội Châu. Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chǎng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan toàn quyền Varen sẽ “chǎm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.

Trước hết, ngài chỉ muốn chǎm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Đọc tiếp “7.2 | Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) – Nguyễn Ái Quốc”

7.2 | Sống chết mặc bay (1918) – Phạm Duy Tốn

(Truyện ngắn Nam Phong)

Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.

Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.  Đọc tiếp “7.2 | Sống chết mặc bay (1918) – Phạm Duy Tốn”

7.2 | Tự do và nô lệ – Nghiêm Toản

SGK

Loài người hơn loài vật là có quyền tự do. Một con hổ đói nhảy xả vào bất cứ cái gì có thể ăn được bày ra trước mắt nó; một người đói trông thấy vật gì có thể ăn được còn biết suy xét có nên ăn hay không. Con hổ bị cái đói sai khiến không tự kiềm chế được mình; trái lại người ta không để cho cái đói có thể sai khiến được mình, như vậy là người ta được tự do theo ý muốn riêng.  Đọc tiếp “7.2 | Tự do và nô lệ – Nghiêm Toản”