Design a site like this with WordPress.com
Tham gia

7.1 | Những ngày thơ ấu (1938)(Chương 6) – Nguyên Hồng

SGK

Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa. Mẹ xa con, mẹ có biết không?

(Trích) Đọc tiếp “7.1 | Những ngày thơ ấu (1938)(Chương 6) – Nguyên Hồng”

7.1 | Hoa trái quanh tôi (1983) – Hoàng Phủ Ngọc Tường

SGK

  Từ cổng vào, lần nào tôi cũng dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó; hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một mầu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà Nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực thì ở ta, hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý; nó sống khắp các vườn dân, các sân đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thân khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn mầu gỉ đồng, trông dân giã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa từ chiến trường ra, lần đầu lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

(trích) Đọc tiếp “7.1 | Hoa trái quanh tôi (1983) – Hoàng Phủ Ngọc Tường”

7.1 | Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng

Thương nhớ mười hai (1972)

Tháng Giêng: Mơ về trăng non rét ngọt

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Đọc tiếp “7.1 | Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng”

7.1 | Sài Gòn tôi yêu (1990) – Minh Hương

(Nhớ Sài Gòn)

Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Đọc tiếp “7.1 | Sài Gòn tôi yêu (1990) – Minh Hương”

7.1 | Cám ơn người tặng cam – Hồ Chí Minh

SGK

  Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ bày tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

(trích) Đọc tiếp “7.1 | Cám ơn người tặng cam – Hồ Chí Minh”

7.1 | Rắn đầu rắn cổ – Lê Qúy Đôn

SGK

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

(trích)

7.1 | Một thứ quà của lúa non: Cốm (1943) – Thạch Lam

(Hà Nội băm sáu phố phường – 1943)

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hươnh vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Đọc tiếp “7.1 | Một thứ quà của lúa non: Cốm (1943) – Thạch Lam”